Cách bố trí phòng thờ trong nhà ống

Bạn đã biết cách bố trí phòng thờ trong nhà ống một cách đúng đắn nhất chưa? Gia chủ thường chú tâm nhiều đến vị trí đăt bàn thờ, đặc biệt là cách bố trí ban thờ trong nhà ống khi mà diện tích xây cất nhà ở ngày càng bị thu hẹp. Hãy cùng tìm hiểu thâm qua bài viết này nhé!

Cách bố trí phòng thờ trong nhà ống

Cách bố trí phòng thờ trong nhà ống

Những điều cần tránh khi bố trí phòng thờ trong nhà ống

Nhà ống là kiểu nhà trải dài, với nhiều phòng, số tầng thì đa dạng và sẽ không quá khó trong việc lựa chọn nơi lý tưởng  để bố trí phòng thờ. Tuy nhiên khi bố trí phòng thờ trong nhà ống có nhiều điều cần kiêng kị , né tránh như sau

  • Cửa phòng thờ không được đối diện với nhà tắm, nhà vệ sinh. Tránh cho uế khí bay vào làm mất sự linh thiêng, dễ mang lại điềm rủi.
  • Cửa phòng thờ bắt buộc không bị góc tường của phòng khác chĩa thẳng vào, hay trực xung với cửa phòng khác, để tránh kinh tế gia đình hao hụt, đi xuống.
  • Bàn thờ gia tiên trong phòng thờ kiêng trực xung với cửa chính. Tránh gió thổi, nắng chiếu thẳng vào bàn thờ, đem lại nhiều tia xạ và dương khí.
  • Không được để gương đối diện bàn thờ khi bố trí phòng thờ nhà ống, vì bản thân gương tạo ra rất nhiều hung khí, không tốt.
  • Bàn thờ cũng không được phép để cạnh cửa sổ.
  • Không được phép để dầm nhà đẻ lên phía trên của bàn thờ.
  • Bàn thờ chỉ được phép dùng điện tối mờ, nến hoặc đèn đốt thật nhỏ. Tuyệt đối không dùng đèn sáng, vì đèn sáng mai lại rất nhiều dương khí, làm cho âm khí không vượng, gia tiên không thể về nhà, không thể phù hộ độ trì phước đức, lộc, may mắn cho con cháy trong gia đình.

Vị trí , bố trí phòng thờ trong nhà ống

  • Theo kinh nghiệm từ xưa đến nay, thì nhà ống thường nên đặt phòng thờ ở tầng thượng là tầng trên cùng của ngôi nhà. Thiết kế tầng thượng của nhà ống gồm 3 phòng : phòng thờ, phòng giặt và sân phơi. Đây là vị trí có sự trang nghiêm, kín đáo, thuận tiện cho thắp đèn tối. có thể tránh cửa sổ và các phòng không tốt như nhà vệ sinh. Chưa kể còn rất thuận tiện khi cúng ngoài trời cần hóa vàng mã trên sân thượng.
  • Ngoài vị trí trên tầng thượng bạn cũng có thể chọn một số vị trí thích hợp như : phòng khách, thư viện, phòng sinh hoạt chung có tính trang trọng. tuyệt đối không được chọn những phòng sinh hoạt chung ồn ào như phòng tập thể thao hay phòng karaoke. Đặc biệt cần tránh phòng ngủ, vì nhang khói sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và bàn thờ mang tính âm sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta.

Cách lau dọn bàn thờ hút tài lộc

1. Thời gian lau dọn

Thông thường thì việc lau dọn bàn thờ trong nhà ống nói riêng và bàn thờ nói chung không phải làm thường xuyên mà thường làm vào ngày mùng 1, các ngày dỗ, tết. Việc lau dọn bàn thờ vào những ngày này là bày tỏ lòng thành của con cháu đối với tổ tiên

2. Người lau dọn

Người lau dọn bàn thờ thông thường là do gia chủ làm. Chú ý trước khi lau dọn bàn thờ thì gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh chu, gọn gàng

3. Thứ tự lau dọn

Bàn thờ và bài vị tổ tiên, bát hương đều có thứ tự lau dọn trước sau … đều cần lau rửa sạch bằng nước sạch. Đầu tiên là lau dọn bài vị của thần phật, sau đó mới tiếp đến bài bị tổ tiên. Cuối cùng là lau dọn bát hương.

4. Các việc cần làm khi dọn bàn thờ

Trước khi tiến hành lau dọn bàn thờ thì cần thắp hương xin phép thần linh, tổ tiên. Chờ đến khi hương cháy hết thì mới được bắt đầu dọn dẹp.

Bước 1 : Dùng khăn sạch thấm nước sau đó lau rửa rửa bài vị của thần linh, tổ tiên.

Bước 2 : dọn bát hương. gia chủ dùng chổi chuyên dụng quét đổ ra ngoài rồi rửa sạch sẽ bát hương, để khô ráo

Bước 3 : các bạn để bài vị thần linh và tổ tiên lại chỗ ban đầu

Bước 4 : Thắp hương để thông báo cho thần linh, tổ tiên biết đã dọn dẹp xong xuôi.

5. Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ

Không làm đổ vỡ đồ thờ: Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật linh thiêng, nếu làm đổ vỡ thì gia đình sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.

Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước sạch.

Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật. vì như thế là bất kính, mạo phạm với thần linh. ( Thần phật có ngôi vị cao hơn tổ tiên)

Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, Theo quan niệm ngày xưa thì như thế rất dễ “tán tài”, nên dùng chiếc thìa nhỏ chuyên dụng xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi sau đó chúng ta mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.

goto top